Hút Mỡ Nọng Cằm
Vùng cằm đóng một vai trò quan trọng trong diện mạo tổng thể của khuôn mặt. Một chiếc cằm và hàm dưới thanh mảnh thường được xem là biểu tượng của vẻ đẹp nữ tính ở phụ nữ, trong khi quai hàm thon gọn và rõ nét thường được coi là biểu tượng của nét nam tính ở nam giới, nhưng do quá trình lão hóa, tăng cân, di truyền,.. khiến mỡ tích lũy dưới cằm. Đó là nguyên nhân vì sao nhiều khách hàng tìm đến các phương pháp giảm mỡ nọng cằm để có một khuôn mặt mảnh mai hơn.
1. Hút mỡ nọng cằm là gì?
- Hút mỡ nọng cằm là một thủ thuật được thực hiện để loại bỏ các mô mỡ tích tụ bên dưới cằm để mang lại cho bạn chiếc cằm thon gọn, với diện mạo tươi trẻ hơn. Hút mỡ vùng nọng cằm và dưới hàm là một trong những thủ thuật mang lại hiệu quả cao trong phẫu thuật thẩm mỹ. Với một thủ thuật được thực hiện thời gian ngắn, ít xâm lấn và chi phí hợp lý, khách hàng có thể đạt được sự thay đổi đáng kể về ngoại hình.
- Giống như hầu hết các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ, nữ có nhiều nhu cầu hơn về hút mỡ ở vùng cằm và dưới hàm hơn nam giới. Tuy nhiên, một số lượng lớn nam giới cũng lựa chọn thực hiện thủ thuật này. Một số khách hàng ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu tuổi 20 đã có một lớp mỡ dưới da đáng kể và dưới 40 tuổi cần hút mỡ vùng cằm và dưới hàm thường kèm theo béo phì toàn thân từ nhẹ đến nặng.
2. Chỉ định của thủ thuật hút mỡ nọng cằm:
- Khách hàng có mỡ tích tụ nhiều dưới cằm có yêu cầu cải thiện thẩm mỹ.
- Người có cân nặng tương đối bình thường nhưng không thể loại bỏ mỡ thừa dưới cằm bằng việc ăn kiêng và tập thể dục.
- Phương pháp này thích hợp với những khách hàng có độ đàn hồi của da ở mức tốt đến trung bình. Nếu bạn có da chùng nhão thì có thể phải phối hợp căng da để loại bỏ phần da thừa.
Hút mỡ nọng cằm là thủ thuật loại bỏ các mô mỡ tích tụ ở dưới cằm, mang lại cho bạn chiếc cằm thon gọn hơn
3. Thủ thuật hút mỡ nọng cằm được thực hiện như thế nào?
3.1. Chuẩn bị trước khi hút mỡ nọng cằm
Để đảm bảo an toàn, trước khi hút mỡ cằm, bạn nên tuân thủ các yêu cầu sau:
- Một tuần trước khi hút mỡ cằm: Nếu bạn đang sử dụng các sản phẩm/thuốc có thành phần Aspirin, thăm khám Bác sĩ chuyên khoa để chuyển sang loại thuốc khác nhằm giảm nguy cơ chảy máu.
- Không hút thuốc hoặc sử dụng các chế phẩm có nicotine ít nhất hai tuần (tốt nhất là 4 tuần) trước khi phẫu thuật và 4 tuần sau khi phẫu thuật. Vì nicotin có trong thuốc lá làm chậm quá trình lành vết thương.
3.2. Quy trình hút mỡ nọng cằm
Quy trình hút mỡ nọng cằm được thực hiện nhằm mục đích loại bỏ lớp mỡ dưới da ở dưới vùng cằm. Đây là một quy trình khá đơn giản, ít xâm lấn, chỉ có các vết mổ nhỏ ở cằm và dưới tai của bệnh nhân. Các bước cụ thể như sau:
- Vẽ đánh dấu vùng mỡ ở vùng dưới cằm và vùng hàm của bệnh nhân cần can thiệp. Đánh dấu ranh giới của nhánh thần kinh bờ hàm dưới và tĩnh mạch cảnh.
- Thủ thuật có thể được thực hiện dưới gây tê tại chỗ (có hoặc không có thuốc an thần) hoặc gây mê toàn thân. Về mặt kỹ thuật, thủ thuật này sẽ dễ dàng hơn khi gây tê tại chỗ vì ống nội khí quản sẽ cản trở quá trình hút mỡ.
- Dùng dung dịch làm phồng mô được pha với lidocain và epinephrine để bơm vào mô mỡ dưới da. Rạch một đường nhỏ # 1.5 mm ở rãnh dưới cằm và ở chỗ nối giữa tai và má. Đưa ống tiêm tê vào nhẹ nhàng, tránh lực đẩy mạnh có thể dẫn đến đường chuyền sai và chấn thương. Tiêm 200 mL dung dịch làm phồng mô mỡ bằng kim đầu cùn.
- Sau khi đã tiêm dung dịch có chứa thuốc tê vào mô mỡ dưới da, bác sĩ bắt đầu tiến hành hút mỡ dưới cằm.
- Sau khi hút, bác sĩ đánh giá lại toàn bộ vùng được hút để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn mỡ. Tùy thuộc vào từng bệnh nhân, lượng mỡ thường được hút là 10-150 mL.
- Sau khi hút mỡ, phẫu thuật căng da cổ (platysmaplasty) hoặc độn cằm bằng vật liệu độn có thể được thực hiện để cải thiện kết quả thẩm mỹ nếu cần.
- Đóng vết rạch da bằng 1-2 mũi khâu. Băng định hình cằm trong 2-3 ngày.
Trong hầu hết các trường hợp, thủ thuật hút mỡ nọng cằm có thể hoàn thành trong khoảng một giờ và bạn có thể về nhà ngay sau đó. Phụ thuộc cơ địa của mỗi người, hầu hết các bạn sẽ hồi phục hoàn toàn trong khoảng 3 - 5 ngày sau khi hút mỡ cằm.
Để nhanh phục hồi sau phẫu thuật, khách hàng uống thuốc giảm theo lời khuyên của bác sĩ. Lưu ý không tự dùng thêm aspirin, ibuprofen hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác có thể khiến bạn bị chảy máu. Bạn có thể chườm đá theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm sưng nề.
Tránh nâng nặng và tập thể dục gắng sức trong ít nhất hai tuần sau phẫu thuật.
4. Biến chứng có thể gặp sau hút mỡ nọng cằm:
- Nhiễm trùng rất hiếm gặp (<1%).
- Chảy máu / rỉ dịch: Thông thường sẽ thấy một lượng nhỏ máu và dịch chảy ra từ các vị trí rạch da để đặt ống hút mỡ trong vài ngày đầu tiên sau khi làm thủ thuật.
- Bầm tím: rất phổ biến của hút mỡ dưới da. Hầu hết các vết bầm tím sẽ biến mất sau khoảng 2 - 3 tuần.
- Tình trạng tụ máu nhỏ thể xảy ra (ở khoảng 10% bệnh nhân)
- Dị cảm vùng da sau hút mỡ là hiện tượng thường gặp và sẽ hết sau 3 tháng.
- Tổn thương dây thần kinh bờ hàm dưới là một hiện tượng không phổ biến, tổn thương thoáng qua và nhanh chóng phục hồi chức năng theo thời gian.
Như vậy, các vấn đề sau thủ thuật hút mỡ thường nhẹ nhàng và bạn sẽ nhanh chóng hồi phục mà không để lại sẹo nếu chăm sóc và nghỉ ngơi tốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, một số biến chứng rất hiếm vẫn được ghi nhận trong các báo cáo hút mỡ cằm là nguy cơ liệt mặt, tổn thương dây thần kinh hoặc không cân xứng hai bên cằm. Ngoài điều kiện sức khỏe trước thủ thuật của bạn thì cơ sở vật chất phòng phẫu thuật, tay nghề của bác sĩ là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của kĩ thuật này.
Thủ thuật hút mỡ nọng cằm là an toàn và hiệu quả, chỉ sử dụng phương pháp gây tê cục bộ và rạch các đường nhỏ.
Do đó hút mỡ nọng cằm ít gây tổn thương và thời gian hồi phục sau phẫu thuật cũng nhanh chóng hơn, giúp làm thon gọn vùng cằm một cách tự nhiên, mang lại kết quả thẩm mỹ cao, được nhiều khách hàng lựa chọn.